Ngày nay việc trẻ em ngày càng lười ăn ngày càng nhiều, khiến các ông bố bà mẹ cảm thấy phiến lòng. Dù đã tìm đủ mọi cách như nựng trẻ, nấu món ăn ngon, uống thuốc hỗ trợ nhưng đều không ăn thua, trẻ vẫn lười ăn, vẫn gầy và sức khỏe kém. Dưới đây, giúp việc theo giờ HVT đã sưu tầm được một mẹo rất hay và thành công bất ngờ từ phương pháp dạy trẻ của nước ngoài đã được in ra sách và đã thành công của các gia đình việt nam nhé.
Cho con ăn luôn là nỗi ám ảnh lớn với những cha mẹ có con lười ăn. Trên diễn đàn của huffingtonpost, chị Leigh Anderson đã chia sẻ cách trị con lười ăn của mình. Bài viết lần đầu xuất hiện hồi tháng 4/2015, vừa mới cập nhật thêm một số chi tiết, đã được 89 nghìn lượt chia sẻ.
Khi cậu con trai đầu lòng của tôi được 18 tháng, bé bắt đầu từ chối ăn những gì tôi bày ra trước mặt.
Bé giở đủ trò trong bữa ăn, chỉ vào chạn bếp nơi chúng tôi cất bánh quy và bánh mì, lắc đầu trước trái cây và rau. Bé khiến tôi vô cùng mệt mỏi. Trong tuyệt vọng, tôi nghĩ cách giấu con, trộn rau vào trứng cho con ăn. Tôi còn cầm những muỗng đậu Hà Lan đuổi theo con khắp nhà hòng đút được vào miệng bé. Mỗi bữa ăn của con, tôi cảm thấy giống mình như đang chăn một con bê, nó lắc đầu không ăn và cười khúc khích mỗi khi tôi đút trượt.
Tôi than thở với một cô bạn. Có con gái 6 tuổi tên Ava, cô ấy tỏ ra đồng cảm với tôi. “Mình hiểu cậu nói gì. Tối qua, Ava nói muốn ăn mì, mình nấu mì và nó không hề động đến món ăn. Sau đó, nó bảo muốn ăn bánh, mình làm bánh rồi nó cũng không ăn. Nó lại bảo muốn ăn soup, mình nấu soup rồi nó cũng không ăn. Cậu có tin nổi không?", cô bạn kể.
Tôi cảm thấy thật sự bế tắc, chả nhé sau này tôi cũng gặp hoàn cảnh tương tự như bạn của mình. Bây giờ, tôi cảm thấy cứ nghĩ đến bữa tối là cảm thấy mệt mỏi, ăn không nổi, người lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi và đau đầu.
Tình cờ tôi đọc được cuốn sách Child of Mine: Feeding With Love and Good Sense (Tạm dịch: Cho con ăn với tình yêu và sự thấu hiểu) của Ellyn Satter, một chuyên gia dinh dưỡng và chuyên gia trị liệu các vấn đề gia dình. Satter đã chia trách nhiệm trong bữa ăn cho các thành viên trong gia đình như: Bố mẹ quyết định khi nào ăn, ăn cái gì và ăn ở đâu. Bọn trẻ sẽ quyết định ăn hay không và ăn bao nhiêu. Bố mẹ sẽ nấu những món mà trẻ có thể ăn được, và những món thử nghiệm sẽ được ghép chung. Khuyến khích trẻ thử các món bằng những câu nói về những con vật con yêu thích, những đồ chơi con thích để chúng tò mò và thử, không tạo áp lực cho trẻ nếu trẻ không thử. Đặc biệt, Satter khuyến khích cả gia đình nên ăn cùng nhau, chúng sẽ thấy mình ăn mà đôi khi tò mò muốn thử.
Sau đó, tôi bắt đầu thử nghiệm theo hướng dẫn trên. Tôi nấu vài món trong đó có món con mình ăn rồi, món mới, tôi để chúng quanh con và để tự cho con tự lấy thức ăn, không nói gì cũng như không hành động gì khi con chọn. Miệt mài trong 2 năm, giờ đây tôi cảm thấy mỹ mãn với những thành quả của mình, con tôi đã không còn đòi hỏi nữa.
Con tôi giờ đã 5 tuổi, bé vẫn thích thịt và bánh mì hơn trái cây và rau, bởi chúng tôi không ép, không mặc cả ăn sẽ được thưởng, và từ đó bé đã tự nguyện ăn rau nhiều hơn tôi nghĩ. Tôi thường xuyên thay đổi món rau, cách trình bày, khiến bé cảm thấy như món mới và ăn nhiều hơn. Ngoài ra, nên có món tráng miệng sau bữa tối với những trái cây bé thích, từ đó bé sẽ háo hức mong đến bữa tối và ta đã thành công.
Dịch vụ giúp việc theo giờ khuyên các mẹ cứ thử cách trên sẽ thấy hiệu quả bất ngờ đấy, nhưng để có thể gặt hái được thành công các mẹ phải kiên trì không được lùi bước, làm liên tục không được bỏ dở hay ngắt quãng, từ đó mới có thể làm cho bé trở thành thói quen được.
CHÚC CÁC MẸ THÀNH CÔNG
Nguồn: sưu tầm